BẢO TÀNG TÂY NINHhttps://baotang.tayninh.gov.vn/uploads/logo-btt_108_108.png
Thứ ba - 21/05/2024 10:06
Căn cứ Biệt động Trảng Bàng, tọa lạc tại ấp Lộc Thành, Thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, ( nay là khu phố Lộc Thành, phường Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tại Quyết định số: 118/QĐ-CT, ngày 29/4/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Sau Đồng Khởi 1960 thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, giữa năm 1960 lực lượng vũ trang Thị trấn ra đời lấy tên là “Đội Cảm Tử Thị Trấn”, đó là tiền thân của Đội Biệt động Trảng bàng, lấy bến Tắm Ngựa làm căn cứ hoạt động của đội..
Đội Biệt động Trảng bàng đặc căn cứ tại bến Tắm Ngựa, nơi đây có vị trí địa thế rất thuận lợi, vừa là nơi trú quân, vừa là nơi làm bàn đạp tiến công chi khu quân của địch tại Thị trấn. Vì thế kẻ thù đánh phá liên tục vào căn cứ, địch đã sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại nhằm tiêu diệt Đội Biệt động, ém quân tại bến Tắm Ngựa. Nhưng các chiến sĩ đã nêu cao quyết tâm chiến đấu với kẻ thù.
Trận đánh đầu tiên cũng là trận mở màn của Đội Biệt động ngày 20/7/1960, để răn đe bọn ác ôn, chỉ điểm, đó là trận phục kích táo bạo giữa ban ngày đầy mưu trí và sáng tạo, đã tiêu diệt 2 tên ác ôn, đến năm 1967, Đội Biệt động lần lượt tiêu diệt hơn 20 tên ác ôn đầu sỏ, là cảnh sát, công an, chỉ điểm…có nhiều nợ máu với nhân dân. Đội còn tập kích Tua Hàng Gòn diệt 5 tên và làm cho bọn ác ôn phải hoang mang. Kể từ khi mới thành lập năm 1960 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975. Đội Biệt động đã tự lực đánh 195 trận, gây nổ 2700 trái gài và mìn tự tạo, diệt và làm bị thương 1800 tên Mỹ Ngụy (Trong đó có 150 tên Mỹ), thu 452 súng các loại, 15 máy PRC-25 và nhiều bản đồ tài liệu quan trọng khác..
Tiêu biểu như trận đánh vào tháng 5/1968, đội đánh chiếm trụ sở tề xã Gia Lộc thu một số tài liệu quan trọng, tháng 6/1968 dùng mìn diệt một số tên ở Ban 2 chi khu quận, tháng 10/1968 với lực lượng ít hơn gấp 10 lần, ĐộI biệt động đã chặn đánh một đại đội bộ binh Mỹ đi càn có xe tăng yểm trợ, ta cầm cự được 3 ngày đêm, tiêu diệt một số tên.
Chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, lực lượng Đội Biệt động Trảng Bàng, phát triển thành một đại đội, để xây dựng tiểu đoàn tập trung của huyện và một đại đội khác để làm nhiệm vụ tại chỗ. Trong tháng 4/1975, đại đội lần lượt tiêu diệt và bứt hàng loạt các đồn, bót ngoài thị trấn.
Ngày 29/4/1975, khi quân chủ lực của ta tiến về giải phóng Sài Gòn, đại đội làm nhiệm vụ trinh sát và dẫn đường truy quét tàn binh, cùng ngày quân dân Trảng Bàng tiến công địch ở khu quân sự quận, bắt sống tên phó tỉnh trưởng và nhiều sĩ quan, binh lính.
Kể từ khi mới thành lập năm 1960, đến ngày quê hương hoàn toàn giải phóng ngày 30/4/1975. Đội Biệt động đã tự lực đánh 195 trận, gây nổ 2700 trái gài và mìn tự tạo, diệt và làm bị thương 1800 tên, thu 452 súng các loại, 15 máy PR25 và nhiều bản đồ tài liệu quan trọng khác. Ngoài ra Đội Biệt động vũ trang Trảng Bàng cùng phối hợp với bộ đội địa phương tiến công địch trên khắp địa bàn huyện.
Căn cứ biệt động Trảng Bàng là một trang sử vẻ vang chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Trảng Bàng.
Căn cứ Biệt động Trảng Bàng, tọa lạc tại ấp Lộc Thành, Thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tại Quyết định số: 118/QĐ-CT, ngày 29/4/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Sau Đồng Khởi 1960 thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, giữa năm 1960 lực lượng vũ trang Thị trấn ra đời lấy tên là “Đội Cảm Tử Thị Trấn”, đó là tiền thân của Đội Biệt động Trảng bàng, lấy bến Tắm Ngựa làm căn cứ hoạt động của đội..
Đội Biệt động Trảng bàng đặc căn cứ tại bến Tắm Ngựa, nơi đây có vị trí địa thế rất thuận lợi, vừa là nơi trú quân, vừa là nơi làm bàn đạp tiến công chi khu quân của địch tại Thị trấn. Vì thế kẻ thù đánh phá liên tục vào căn cứ, địch đã sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại nhằm tiêu diệt Đội Biệt động, ém quân tại bến Tắm Ngựa. Nhưng các chiến sĩ đã nêu cao quyết tâm chiến đấu với kẻ thù.
Trận đánh đầu tiên cũng là trận mở màn của Đội Biệt động ngày 20/7/1960, để răn đe bọn ác ôn, chỉ điểm, đó là trận phục kích táo bạo giữa ban ngày đầy mưu trí và sáng tạo, đã tiêu diệt 2 tên ác ôn, đến năm 1967, Đội Biệt động lần lượt tiêu diệt hơn 20 tên ác ôn đầu sỏ, là cảnh sát, công an, chỉ điểm…có nhiều nợ máu với nhân dân. Đội còn tập kích Tua Hàng Gòn diệt 5 tên và làm cho bọn ác ôn phải hoang mang. Kể từ khi mới thành lập năm 1960 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975. Đội Biệt động đã tự lực đánh 195 trận, gây nổ 2700 trái gài và mìn tự tạo, diệt và làm bị thương 1800 tên Mỹ Ngụy (Trong đó có 150 tên Mỹ), thu 452 súng các loại, 15 máy PRC-25 và nhiều bản đồ tài liệu quan trọng khác..
Tiêu biểu như trận đánh vào tháng 5/1968, đội đánh chiếm trụ sở tề xã Gia Lộc thu một số tài liệu quan trọng, tháng 6/1968 dùng mìn diệt một số tên ở Ban 2 chi khu quận, tháng 10/1968 với lực lượng ít hơn gấp 10 lần, ĐộI biệt động đã chặn đánh một đại đội bộ binh Mỹ đi càn có xe tăng yểm trợ, ta cầm cự được 3 ngày đêm, tiêu diệt một số tên.
Chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, lực lượng Đội Biệt động Trảng Bàng, phát triển thành một đại đội, để xây dựng tiểu đoàn tập trung của huyện và một đại đội khác để làm nhiệm vụ tại chỗ. Trong tháng 4/1975, đại đội lần lượt tiêu diệt và bứt hàng loạt các đồn, bót ngoài thị trấn.
Ngày 29/4/1975, khi quân chủ lực của ta tiến về giải phóng Sài Gòn, đại đội làm nhiệm vụ trinh sát và dẫn đường truy quét tàn binh, cùng ngày quân dân Trảng Bàng tiến công địch ở khu quân sự quận, bắt sống tên phó tỉnh trưởng và nhiều sĩ quan, binh lính.
Kể từ khi mới thành lập năm 1960, đến ngày quê hương hoàn toàn giải phóng ngày 30/4/1975. Đội Biệt động đã tự lực đánh 195 trận, gây nổ 2700 trái gài và mìn tự tạo, diệt và làm bị thương 1800 tên, thu 452 súng các loại, 15 máy PR25 và nhiều bản đồ tài liệu quan trọng khác. Ngoài ra Đội Biệt động vũ trang Trảng Bàng cùng phối hợp với bộ đội địa phương tiến công địch trên khắp địa bàn huyện.
Căn cứ biệt động Trảng Bàng là một trang sử vẻ vang chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân và Đội biệt động cảm tử Trảng Bàng. Căn cứ biệt động Trảng Bàng là căn cứ của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách hiên ngang, của khí phách anh hùng. Đó là căn cứ đầu nối, là mũi nhọn tiền tiêu của căn cứ nằm trên địa bàn hoạt động của huyện, nơi đây đã thể hiện tình đoàn kết, gắn bó của quân dân, dù khó khăn gian khổ, dù mất mát hi sinh, nhưng vẫn một lòng theo cách mạng, theo Đảng đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đã gần nửa thế kỉ,vừa chiến đấu, vừa trưởng thành, thế hệ nối tiếp thế hệ, càng ngày càng lập nhiều chiến công mới rất đáng tự hào. Trải qua các thời kì cách mạng, cán bộ chiến sĩ Đội biệt động vẫn luôn một lòng son sắt, thủy chung với sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, bảo vệ đời sống yên vui, hạnh phúc cho nhân dân, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh, nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm trước kẻ thù vẫn giữ tròn khí tiết, trước sự tù đày, đánh đập dã man, nhưng không khuất phục được ý chí kiên cường, bất khuất của người cộng sản trung kiên đã góp phần viết lên trang sử vẻ vang cho quê hương.