Di tích Căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam

Thứ tư - 01/05/2024 08:36
Tháng 7/1960 đồng chí Nguyễn Văn Linh – Bí thư Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị thành lập Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy và Ban An ninh các cấp. Tháng 8/1962 Ban Thường vụ Trung ương Cục quyết định đổi tên Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy thành Ban An ninh Trung ương Cục. Từ khi thành lập (tháng 7/1960) đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), Căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục đã tám lần di chuyển và thay đổi địa điểm xây dựng căn cứ.
Khách tham quan nhà trưng bày trong di tích
Tượng đài trong khu di tích Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam
 
Ban An ninh Trung ương Cục tổ chức, lãnh đạo và hoạt động trên chiến trường B2. Suốt 15 năm chiến đấu, Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Những chiến sĩ an ninh  của Đảng trong chiến tranh vừa thực hiện bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ an toàn, bí mật tuyệt đối, vừa trực tiếp chiến đấu tại chiến trường, vừa phải cài cắm, luồn sâu trong hàng ngũ địch nhằm cung cấp cho lãnh đạo những tài liệu địch – ta để hoạch định chiến lược, chiến thuật, cung cấp và tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang  và phong trào quần chúng chọn đúng thời điểm, thời cơ và mục tiêu đấu tranh tiến công địch, bảo vệ cơ sở cách mạng, giữ vững và phát triển vùng giải phóng, đưa cách mạng đến toàn thắng.
Di tích Căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam hiện nay tọa lạc xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh; đây là địa điểm đóng quân cuối cùng của Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam từ năm 1972 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975). Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 3777/QĐ-BT ngày 23/12/1995 .
Khu di tích có 43ha rừng gồm rừng nguyên sinh, rừng trồng dặm và khu vực trồng cây lưu niệm. Các hạng mục được trùng tu, phục chế gồm nhà ở, hội trường, nhà làm việc, nhà bảo vệ, hầm chữ A , hầm phẫu thuật, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, đường giao thông nội bộ, giao thông hào và công sự chiến đấu và 1.500m đường nội bộ trong căn cứ, là những đường mòn, hệ thống giao thông hào. Khu tôn tạo diện tích rộng 5 ha gồm các hạng mục công trình: cổng chính, đường vào đài tưởng niệm,nhà khách,… Trong khu tôn tạo còn có 32 nhà bia của lực lượng an ninh các tỉnh miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜ THAM QUAN

Bảo tàng tỉnh đang trong giai đoạn sửa chữa
nên không mở cửa. Mong quý khách thông cảm

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay80
  • Tháng hiện tại1,490
  • Tổng lượt truy cập5,150
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi